Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủLịch sử và truyền thốngNhững năm tháng khó quên › Tâm sự của một người thầy sau 15 năm gắn bó với nhà trường

Tâm sự của một người thầy sau 15 năm gắn bó với nhà trường

Chủ nhật, 06.05.2012

Thế là đã 15 năm giảng dạy tại trường Đinh Tiên Hoàng. Người ta thường nói:” Nhắc lại chuyện cũ – vui có, buồn có. Nhưng riêng đối với tôi, chuyện cũ ở trường chỉ có Ngạc nhiên – Ngỡ ngàng – Háo hức và Vui.

Buổi họp hội đồng sư phạm đầu tiên tôi được dự . Ngạc nhiên lắm: mọi người thảo luận trao đổi, tranh luận rất sôi nổi, hể hả về một số vấn đề đồng chí hiệu trưởng đề ra. Thầy hiệu trưởng cười khà khà. Hoàn toàn không giống các cuộc họp hội đồng mà tôi tham dự ở trường Quốc lập. Họp xong, bảo nhau ra lấy tiền họp. Ngỡ ngàng! Những buổi dạy đầu tiên, mình chuẩn bị bài khá chu dáo và hoàn toàn tự tin vào kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy của mình (chả gì thì đã từng nhiều năm đi dạy mẫu cho giáo viên toàn tỉnh Quảng Ninh dự rút kinh nghiệm, đã từng dạy những lớp học sinh giỏi của tỉnh) Thế mà chỉ sau 10 phút, học sinh không nghe nữa, nói chuyện, cười đùa gần như cả lớp, không thể dạy được. Mình không hiểu tại sao. Ngỡ ngàng.

Được phân công chủ nhiệm lớp 12 I thu dung 100% học sinh từ các trường quốc lập nội thành thải ra. Vẫn biết số học sinh này tư duy không tệ nhưng ý thức tư tưởng và hạnh kiểm thì chắc là có vấn đề, nhưng tôi cũng vẫn tự tin. Sau một tháng có vẻ ổn ổn (là bởi vì bọn chúng chưa quen với nhau, chưa tìm được cạ, còn dè chừng chủ nhiệm) thì mọi ngạc nhiên mới bắt đầu xuất hiên; một học sinh sau giờ học tìm gặp thầy và hỏi: Tại sao các thầy cô cấp 1 rất nhiều người tốt, cấp hai ít đi, và cấp 3 thì gần như không còn nữa. Ngac nhiên chưa! Một học sinh nữ khác bỗng dưng hỏi thầy khi thầy phổ biến kế hoạch thi lại cho những học sinh nào có môn tổng kết yếu ở trường khác. Các bạn có người thi lại toán, người Văn, còn em hạnh kiểm yếu thì thi kiểu gì hả thầy? Một thầy giáo bộ môn trong trường dạy sang văn phòng đề nghị thầy chủ nhiệm vào lớp để xem có 3 đám học sinh hút thuốc trong lớp. Tôi vào lớp, ngửi thấy mùi khói thuốc, nhưng 100% các em đều khẳng định: Làm gì có bạn nào dám hút thuốc trong trường học. Nhưng ngỡ ngàng nhất vẫn là kết quả thi học kỳ 1 của lớp tôi đạt: xấp xỉ 80% dưới trung bình, trong đó có khoảng 50% điểm 0 và 1….!

- Mấy anh bạn công tác ở báo “giáo dục thời đại”, và “thế giới trong ta” khi biết tôi dạy ở trường Đinh Tiên Hoàng họ vô cùng ngạc nhiên hỏi: Thế ông không biết đấy là trường Đinh Kinh Hoàng à?

Một đứa cháu ruột hỏi: Bác dạy ở trường ấy, chắc là bác phải biết võ chứ ạ?

Và thế là tôi thấy háo hức, xen một chút cay cú, phải nói thật trong thời gian ấy, không có một đêm nào tôi không nghĩ về học sinh lớp mình dạy, hoặc lớp mình chủ nhiệm. Tìm tòi, tìm kiếm và thấy thật ngạc nhiên.

Bởi là người từng giảng dạy ở nhiều trường cả quốc lập và dân lập, trong đó, có trường khá nổi tiếng, nhưng ở đâu cũng thường gặp phải những sự o bế. Hoặc là, gây áp lực về quyền lực, hoặc là  máy móc trong quy chế chuyên môn, thậm chí có cả sự kèn cựa, bè phái của đồng nghiệp. Tôi cũng nhìn thấy ở những môi trường đó, một sự thiếu tự do và đồng thuận trong công  việc. Nhưng ở trường ĐTH thì có. Ở đâu nếu anh đau đáu việc gì mang lại lợi ích cho học sinh, thì anh cứ việc thỏa sức sáng tạo. Không một ai không ủng hộ hay cản trở.

Tôi nhớ nhân dịp 20/11 năm đó, tôi bàn với lớp tổ chức đi thăm hỏi học sinh khuyết tật trường Nguyễn Đình Chiểu. Tôi lên lớp gặp thầy hiệu trưởng xin cho lớp nghỉ học một ngày. Sau khi biết ý đồ của tôi với học sinh, không những thầy đồng ý ngay mà còn đích thân đi liên hệ giúp chúng tôi và cùng đi, khiến tôi thực sự ngac nhiên về lớp “thu dung” của mình. Khi chuẩn bị các em bàn bạc rất sôi nổi: mỗi người đóng bao nhiêu tiền mua đồ dùng học tập, bánh kẹo ra sao. Góp quần áo tốt như thế nào... Và tôi thực sự ngac nhiên khi 100% các em tham gia và rất có ý thức tự giác. Các em đầy cảm thông và xúc động. Trước thành công của các bạn, có em khóc. Không khí học tập của lớp một tuần sau đó khác hẳn, có vẻ trầm lắng hơn, ít phá phách hơn.

Vào dịp 8/3, khi chưa nghĩ ra làm một việc gì khác thì một nhóm học sinh gặp tôi và đề nghị:”Thầy đi liên hệ, bọn em định tổ chức lớp đi thăm bà mẹ Việt Namanh hùng nào đó. Tôi thực sự ngạc nhiên. Những học sinh  quậy phá của mình đây ư? Tôi hỏi Thuỷ (lớp phó): ai nghĩ ra việc này? Thuỷ nói: cả nhóm! Lần đó thầy trò chúng tôi đi thăm mẹ Thành ở bãi Phúc Xá. Do địa điểm chật nên chỉ có các nữ học sinh nhưng 100% học sinh vẫn đóng góp phần quà quà của mình để thăm hỏi mẹ.

Vẫn chưa hết ngạc nhiên. Khoảng một tháng sau, không nhân ngày gì cả em Phúc lớp trưởng gặp tôi và nói: Thầy, ngày mai chúng em tổ chức đi thăm Hội Thương binh liệt sỹ quận Hoàn Kiếm thầy ạ. Tôi ngơ ngác, không hiểu do đâu? Do bốc đồng hay do chạm nọc vì các bạn nữ lần 8/3 hay do gì. Nhưng dù vì lý do gì đi chăng nữa, tôi cũng mừng và vui lắm, bởi các em đã có suy nghĩ, và hành động tốt đẹp. Tôi đã khơi dậy được những mảng tốt còn tiềm ẩn bên trong các em. Lại nghĩ về việc dậy của thầy và việc học của trò, phải rất vất vả tìm tòi, làm sao để học sinh nghe giảng, làm việc, suy nghĩ và thói quen tự học. Không phải ngày một ngày hai mâ là năm một hai năm  tôi mới hiểu rõ là phải dạy cụ thể lắm, tỉ mỷ lắm, phải mạnh dạn năng động không lệ thuộc vào sách giáo khoa, vào chương trình mà phải lệ thuộc vào kiến thức, tư duy của học sinh. Tôi còn nhớ, có hai lần trong hai cuộc họp chuyên môn, Thầy Điệp Hiệu phó và thầy Lâm Hiệu trưởng lấy hình ảnh người thầy khi giảng dạy ở trường Đinh Tiên Hoàng ví như tung thức ăn cho đàn gà con ăn, bao nhiêu con ăn, bao nhiêu con không ăn, những con không ăn phải quây riêng cho ăn riêng. Tôi hiểu ý là phải tỉ mỉ, trách nhiệm…Tôi tự bổ sung cho mình sau một số năm ở trường là những con không chịu ăn xó khi phải bế nó lên cho ăn trên tay, vừa hco ăn vừa vuốt ve. Nghĩa là cần có thêm tình cảm, sự thân thiện. Mình thực sự yêu quý khoan dung với học trò, các em se dứt khoát yêu quý mình. nấu mình biết 10 dạy 1, dạy dễ hiểu, dễ nghe, thông cảm, thân thiện, các em sẽ kính phục mình và chắc chắn sẽ có một sự chuyển biến cả về ý thức lẫn kết quả học tập của học sinh.

Những niềm vui dần đến với tôi từ những lớp học sinh khá đến những lớp học yếu, phong trào học còn kém đều có cảm tình với tôi, thích tôi dạy Toán ở lớp mình, các em đều tỏ lòng yêu quý thầy. Vui, vui lắm. Những năm gần đay, tự đáy lòng, tôi vẫn nói với đồng nghiệp trong trường là tôi thích đến trường dạy lắm., phải nghỉ mấy ngày là tôi nhớ học sinh. Tôi sẵn sàng  trả lời đồng nghiệp ở các trường khác là tôi tự hào giảng dạy ở trường Đinh Tiên Hoàng. Những ai không giỏi chỉ dạy được ở đó vài ba năm đầy căng thẳng. Tôi đã dạy được ở đó tới 15 năm đầy vui vẻ. Và chắc là tôi còn phải dạy được ở đó 15 năm đầy vui vẻ.

 

Nhân ngày kỉ niêm 20 năm thành lập trường         
Ngày 20 tháng 11 năm 2009                       

                                                                                                                                                                                                                                                                               Phó Đức Vinh              

Thành Vinh

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: