Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..

Điều đáng nhớ

Chủ nhật, 06.05.2012

Trong những năm cuối của thập kỷ 80 dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng VI, đất nước ta bước vào kỳ đổi mới. Giáo dục đào tạo của cả nước cũng bước vào thời kỳ đổi mới khá quan trọng, trong đó có vấn đề đa dạng hoá các loại hình đào tạo và cũng là giai đoạn đi tìm phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Loại hình các trường dân lập bắt đầu được hình thành và ra đời từ đây. Bắt đầu là trường Đại học dân lập Thăng Long. Về phổ thông, trường phổ thông dân lập đầu tiên là trường PTTH Lương Thế Vinh do giáo sư Văn Như Cương làm hiệu trưởng ra đời tháng 6/1989.

1. Ngày thành lập trường

Trong những năm cuối của thập kỷ 80 dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng VI, đất nước ta bước vào kỳ đổi mới. Giáo dục đào tạo của cả nước cũng bước vào thời kỳ đổi mới khá quan trọng, trong đó có vấn đề đa dạng hoá các loại hình đào tạo và cũng là giai đoạn đi tìm phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Loại hình các trường dân lập bắt đầu được hình thành và ra đời từ đây. Bắt đầu là trường Đại học dân lập Thăng Long. Về phổ thông, trường phổ thông dân lập đầu tiên là trường PTTH Lương Thế Vinh do giáo sư Văn Như Cương làm hiệu trưởng ra đời tháng 6/1989.

 Vì sao trường Đinh Tiên Hoàng mãi đến tháng 1/11/1989 mới có quyết định của UBND Thành phố cho thành lập và là trường PT dân lập thứ hai của Thủ đô Hà Nội?

  Tổng kết năm học 1988-1989 một vấn đề bức xúc của Hà Nội lúc đó là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng chí Phó Chủ Tịch UBND thành phố Trần Thị Tâm Đan trao đổi tại hội nghị tổng kết năm học với cán bộ quản lý giáo dục có đặt một vấn đề “Chất lượng văn hóa của học sinh Hà Nội không lo bằng chất lượng giáo dục đạo đức”. Năm học đó đồng chí Vũ Mạnh Kha, đồng chí Nguyễn Triệu Hải – Giám đốc và Phó Giám đốc đã có cả một chương trình nghiên cứu khoa học thành phố về “Giáo dục học sinh chậm tiến” của toàn ngành.

 Tiếp nối băn khoăn của đồng chí Trần Thị Tâm Đan, trong bữa liên hoan thân mật của cán bộ quản lý toàn ngành tại cửa hàng ăn Đường Sắt (nay là khách sạn Sài Gòn), tôi có đề nghị cho tôi được thành lập một trường dân lập để giải quyết đầu yếu kém của học sinh PTTH trong các trường nội thành. Vấn đề tôi nêu lên được đồng chí Trần Thị Tâm Đan, Vũ Mạnh Kha, Nguyễn Triệu Hải hết sức hoan nghênh và thống nhất đề nghị tôi lập đề án mở trường. Lúc đó là cuối tháng 8/1989. Tôi còn nhớ chỉ trong hai ngày 1 và 2/9/1989 tôi đã làm xong đề án. Đồng chí Vũ Mạnh Kha và Đồng chí Nguyễn Triệu Hải tham gia hoàn chỉnh. Ngày 25/9/1989 Ban Thường Vụ Công Đoàn Giáo dục Hà Nội đã họp phiên toàn thể có văn bản đề nghị UBND Thành phố cho phép CĐ ngày GĐHN  được mở một trường dân lập để giáo dục học sinh yếu kém bậc PTTH và cử đồng chí Nguyễn Tùng Lâm làm Hiệu trưởng. Tiếc thay vào năm học mới rồi nhưng vẫn chưa có Quyết định thành lập trường vì đồng chí Tâm Đan lúc đó đi công tác xa dài ngày.

 

Tư tưởng mở trường đã có, chúng tôi trao đổi với một số hiệu trưởng trường PTTH lúc đó thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy vậy tôi đã được đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa và đồng chí Ngô Đan Quế, Hiệu trưởng và Hiệu phó trường PTTH Trần Phú lúc đó hết sức ủng hộ, trao đổi đóng góp nhiều ý kiến, đặc biệt các đồng chí có sáng kiến giữ luôn số học sinh lớp 12 và 11 yếu kém của trường đáng lẽ phải chuyển sang hệ BTVH được ở lại để chờ quyết định thành lập trường Đinh Tiên Hoàng.

Khi đó đồng chí Tâm Đan đi công tác về và phải mất thời gian thẩm định đề án nên 1/11/1989 chúng tôi mới có Quyết định thành lập trường.

2. TÊN TRƯỜNG

Khi trao đổi về đối tượng học sinh của trường đồng chí Vũ Mạnh Kha lúc đó đã lưu ý đề nghị khi tuyển sinh công khai không được nêu là học sinh “yếu, kém” mà phải tôn trọng học sinh và cha mẹ học sinh, chỉ nêu là “Học sinh gặp khó khăn”.

Vì thế khi đặt tên trường lúc đầu tôi muốn tư tưởng nhân văn của Hồ Chủ Tịch phải luôn được quán triệt ở mái trường này.

Bác dạy:

Hiền dữ đâu phải tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

(Nhật ký trong tù)

Do đó tôi định đặt tên cho trường là trường “Nguyễn Tất Thành”.

Nhưng đây mới là chương trình thử nghiệm khoa học giáo dục, không biết có thành công hay không mà đặt tên là “Tất Thành”.

Đeo đuổi tư tưởng nhân văn của Bác tôi lại muốn đặt tên trường là trường “Dục Thanh” – ngôi trường đầu tiên Bác đã dạy học. Nhưng Dục Thanh cũng có nghĩa là trường giáo dục thanh niên, người ta dễ lầm tưởng dây là trường giáo dưỡng của công an thì không ai dám gửi con vào và cũng không đúng đối tượng và mục tiêu của trường.

Quanh quẩn suy nghĩ đi tìm các danh nhân, anh hùng liệt sỹ của nước ta tôi đã bắt gặp tên “Đinh Tiên Hoàng đế”. Đọc lại lịch sử tôi lại càng yên tâm hơn vì khi nói đến Đinh Tiên Hoàng là mọi người hiểu ngay đặc điểm riêng của trường, và đấy cũng là ý nguyện của người thành lập trường, mong muốn mọi người đều nên người.

Có người đề nghị tôi lấy tên là Đinh Bộ Lĩnh đúng tên gốc, vừa thể hiện đúng cậu bé chăn trâu tinh nghịch thủa nào! Song tôi thấy không người Việt Nam nào không biết Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh. Chúng ta cần mỗi học sinh chúng ta đều thành đạt chứ chúng ta không cần một “nguyên dạng” Đinh Bộ Lĩnh.

Từ đây trường Đinh Tiên Hoàng sẽ mãi mãi gắn liền với một mô hình giáo dục đặc biệt: Giáo dục lại những học sinh gặp khó khăn bậc THPT.

3. BIỂU TRƯNG VÀ TRƯỜNG CA

Từ khi thành lập trường tôi luôn luôn mong muốn sao cho trường có được một Biểu trưng và một bài Trường ca thật hay để thày trò nhớ mãi, trở thành truyền thống và niềm tự hào của trường.

Bắt đầu từ năm thứ hai, khi trường được Sở giáo dục và đào tạo cho chuyển về 30 Phan Đinh Phùng tôi lấy Biểu trưng lá cờ vàng thêu chữ Đinh màu đỏ tạm làm biểu tượng mang sắc thái riêng của trường Đinh Tiên Hoàng. Những ngày khai giảng, ngày lễ Tết chúng tôi đều trưng lá cờ này.

Đến tháng 11/1994 khi tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập trường, bộ phận trang trí theo yêu cầu của tôi đã biến lá cờ hội của dân tộc có thêu chữ Đinh ở giữa đang tung bay trên trang vở để mở đã trở thành biểu trưng của trường. Biểu trưng này đã theo chúng tôi trong suốt 5 năm qua tuy chưa được bằng lòng nhưng cũng chưa nghĩ ra được biểu trưng nào thay thế.

Khi bàn đến kỷ niệm 10 năm thành lập trường tôi đã mang hết những điều suy nghĩ trao đổi với thầy Hoàng Văn Khôi phụ trách trung tâm tư vấn giáo dục của trwongf và họa sĩ Linh Chi người đã có kinh nghiệm và từng được giải trong nhiều cuộc thi về biểu trưng cho nhiều đơn vị.

Họa sĩ Linh Chi theo ý tưởng của tôi đã cố gắng thểhiện không dưới một chục mẫu tôi mới chọn được biểu trưng chính thức cho ngày kỷ niệm 10 năm thành lập trường.

Đó là vòng tròn có hình chữ ‘S’ chia đôi biểu hiện cho ý chí toàn vẹn thống nhất và độc lập tự chủ của Đinh Tiên Hoàng và là của cả dân tộc ta bao đời nay.

Thêm hai chấm ở hai nửa vòng tròn ta lại được hình ‘nguyên khí âm dương’ một biểu trưng triết học độc đáo của phương đông mà xưa nay ông cha ta đã vận dụng coi là gốc rễ, cội nguồn để điều hòa, tạo nên mọi sự phát triển của vạn vật và con người. Đây chính là tư tưởng nhân văn cao đẹp mà thầy trò trường Đinh Tiên Hoàng phấn đấu. Vì nhân cách của học sinh Đinh Tiên Hoàng phải được phát triển hài hòa.

Trang vở mở tượng trưng cho các thế hệ học trò được cách điệu mềm mại như đôi cánh biến ước mơ của tuổi trẻ Đinh Tiên Hoàng thành hiện thực.

Tôi xin cảm ơn họa sĩ Linh Chi đã thể hiện sống động những tư tưởng cao đẹp của trường Đinh Tiên Hoàng.

Nếu biểu trưng của trường sau 10 năm mới ổn định thì chỉ 2 năm thành lập trường, họa sĩ Duy Quang đã sáng tác thành công bài ‘Tiếng trống Hoa Lư’ cho học sinh trường Đinh Tiên Hoàng làm bài co truyền thống của trường.

Bản nhạc không chỉ hay về giai điệu, âm hưởng hào hùng mà lời ca cũng hết sức xúc tích, thể hiện được ý tưởng cao đẹp sâu xa gửi gắm ở tuổi trẻ Đinh Tiên Hoàng.

Xin cảm ơn nhạc sĩ Duy Quang đã nhiều năm dành tâm huyết, tài năng của mình cho tuổi trẻ học đường Đinh Tiên Hoàng trong những hoạt động giáo dục truyền thống của trường.

Thầy : Nguyễn Tùng Lâm

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: