Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủVP tư vấn học đườngTư vấn tâm lý › XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC

Thứ bảy, 03.11.2018

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC - MỘT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG HỌC  

1.      Đặt vấn đề

Áp lực học tập trong trường học hiện nay là một thực tế đáng báo động ở hầu hết các cấp học, từ đó gây nên những căng thẳng tâm lý đối với các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh ở cuối các cấp học.

Một nghiên cứu gần đây về những biểu hiện căng thẳng của học sinh cuối cấp học trung học cơ sở cho biết:

Hầu hết học sinh đều có tâm trạng căng thẳng

82.1 %

Khả năng tập trung học tập kém

71.9 %

Cảm thấy mệt mỏi

55.5 %

Bị lâm vào tâm trạng cô đơn

58.2 %

Tình trạng căng thẳng diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp:

Với học sinh ở nội thành là 92.1%; ngoại thành là 93.2%

Với học sinh nam là 91.15 và với học sinh nữ là 94.1%

Những kết quả trên cho thấy những hiện tượng stress về tâm lý: trầm cảm, bị quan, sợ hãi, lo lắng luôn thường trực trong tâm trạng các em khiến các em mất tự tin, chán nản và có thể dẫn tới những hành vi dại dột nếu phải lãnh nhận những thất bại trong thi cử.

Do vậy, để cải thiện không khí học tập trong nhà trường, giảm bớt căng thẳng cho học sinh trong học tập là một nhu cầu cần thiết cần đặt ra trong trường học hiện nay.

Nhằm thúc đẩy sự tự giác, tự tin và chủ động trong học tập của học sinh, trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.

Chúng ta thực hiện phương châm “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng làm thế nào để thực hiện phương châm giáo dục đó một cách tích cực và định hướng là điều không đơn giản.

Do quan niệm phiến diện trong việc thực hiện phương châm trên đã dẫn tới những hiện tượng lệch lạc trong mối quan hệ thầy trò và giữa phụ huynh học sinh với thầy cô giáo trong nhà trường là điều đáng tiếc.

Dẫn tới những dư luận làm xấu đi mối quan hệ giữa người dạy và người học và uy tín của giáo dục trong xã hội đó là điều đáng lo ngại.

Từ những thực tiễn trên nhằm tiến tới giảm bớt áp lực học tập đối với học sinh trong nhà trường, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Ba Đình, một trường trung học phổ thông luôn quan tâm tới việc duy trì chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng giáo dục đức dục trong nhiều năm nay.

Quan tâm giáo dục đức dục không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện mà chỉ có thể thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục khác trên cơ sở giáo dục đức dục được coi trọng và đúng hướng.

Giải quyết những biểu hiện tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh chính là để ổn định tư tưởng và tăng thêm niềm tin của học sinh với nhà trường, gieo nhu cầu và hứng thú học tập cho các em, tránh những biểu hiện lệch lạc, bi quan chán nản trong học tập.

Với mục đích đó, nhà trường vận động xây dựng “Lớp học hạnh phúc” trong trường học.

2.      Xây dựng “Lớp học hạnh phúc” – một hướng đi mới mẻ và tích cực nhằm giúp tháo gỡ những áp lực đang đè nặng trong trường học hiện nay.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Ba Đình từng có nhiều giải pháp giáo dục nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên, vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chung, kết quả chưa đáp ứng mong đợi của nhà trường và của học sinh.

Theo một nghiên cứu gần đây tại Trường Đinh Tiên Hoàng, tỷ lệ học sinh mắc stress là 62.7%, trong đó, tỉ lệ nam có stress là 54.7% và nữ là 71.5%. Sự căng thẳng trong học tập vẫn là nhân tố quan trọng gây mất thăng bằng trong tâm lý học sinh khiến hậu quả học tập bị hạn chế kèm theo là những biểu hiện hành vi chán nản, buồn bực, mệt mỏi, thiếu hoặc mất khả năng tập trung trong giờ học, gây mất trật tự, làm việc riêng, … thậm chí bi quan, thất vọng và không muốn tiếp tục theo học!

Thực trạng trên, có thể có nhiều nguyên thân nhưng tựu chung lại có hai nhân tố chính tác động đến tâm lý các em: do nền tảng kiến thức của các em còn có nhiều rỗng khuyết nên thiếu tự tin và lo lắng chiếm 49/7%, do áp lực học tập quá lớn chiếm 47.2%

Đây là hai nhân tố nan giải nhất không chỉ với Trường Đinh Tiên Hoàng mà cũng là nguyên nhân gây nên áp lực với học sinh trong nhà trường hiện nay dẫn tới những hệ lụy không mong muốn của cả thầy và trò trong nhà trường.

Sự đồng cảm giữa thầy và trò không gặp nhau! Người thầy làm việc theo trách nhiệm, theo lương tâm mà vẫn không hài lòng về sự đáp ứng của học trò. Ấy là còn chưa nói đến ở đâu đó còn “nghĩ cách” tạo thêm “áp lực” với học sinh để nhằm những mục đích khác nhau dẫu tích cực hay không tích cực.

Trong khi học trò luôn gặp khó khăn mà không được sự thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ đúng cách, hợp với năng lực và sở thích của các em.

Sự không tương thích này diễn ra từ xưa đến nay đã không còn phù hợp với việc giáo dục phổ cập trong giai đoạn hiện nay.

Do đó việc thay đổi tổ chức lại lớp học nhằm tao ra một mối quan hệ phù hợp, giải tỏa dần những áp lực ở cả hai phía thầy và trò, đó là một hướng đi tích cực trong việc xây dựng “trường học thân thiện” từ việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

3.      Xây dựng “Lớp học hạnh phúc” cần giải quyết những nguyên nhân dẫn tới áp lực căng thẳng trong trường học khiến kết quả học tập không tốt.

Cũng theo một nghiên cứu gần đây cho biết, có:

66.7% bài dạy của thầy nặng nề về lý thuyết, khô khan

62.4% không khí lớp học căng thẳng

70.1% học sinh lười học

71.6% giáo viên dạy không hấp dẫn

Và để học sinh tiếp thu dễ dàng là do:

81.2% là môn học mà học sinh ưa thích

76.1% là giáo viên giỏi và thân thiện với học sinh

Vai trò của các mối quan hệ bạn bè tích cực cũng giúp tạo không khí học tập có hiệu quả 72.0% và việc tổ chức các tiết học khiến học sinh thấ thoải mái, đỡ căng thẳng có tác dụng 70.0% giúp học sinh phát huy được tính tự giác và sáng tạo là 70.9%.

Việc tổ chức các hoạt động thức tế giúp học sinh có những trải nghiệm bổ sung cho các hoạt động học tập tốt hơn cũng chiếm 69.2%

Từ những khảo sát thực tế trên cho thấy việc thay đổi những mối quan hệ giữa người thầy và học sinh và cải thiện mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau là việc làm rất cần thiết hướng tới chất lượng giáo dục hiệu quả hơn.

Mọi giải pháp cụ thể cần hướng tới hiện nay là giảm bớt các áp lực gây căng thẳng trong rèn luyện của học sinh.

Do vậy, hướng tới xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng yêu cầu mọi thành viên trong trường cần có sự thay đổi nhằm:

- Tạo ra sự bình an trong tâm hồn, trau dồi tình yêu thương nhau.

- Tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong những việc làm những thay đổi nhỏ nhất của mỗi cá nhân

- Hướng tới những hành vi trong sáng và tốt đẹp để gạt bỏ dần những xấu xa trong tâm hồn và trong các hành vi sai trái cần gạt bỏ.

Từ những tiêu chí trên mọi người và mọi bộ phận đều phải suy nghĩ và có kế hoạch tự thay đổi nhằm đạt tới hiệu quả thực chất: cải thiện các mối quan hệ giữa dạy và học cùng những biện pháp giáo dục tinh tế, phù hợp và có tác dụng thuyết phục giảm bớt căng thẳng tạo ra sự an tâm, tin tưởng, khích lệ hứng thú và hưng phấn trong các hoạt động dạy, học và giáo dục của nhà trường.

Xây dựng “Lớp học hạnh phúc” tuy là một hướng đi mới nhưng thực ra không lạ với trường Đinh Tiên Hoàng. Bởi từ lâu, nhà trường luôn tìm nhiều giải pháp trong giáo dục và giảng dạy nhằm hướng tới xây dựng một không khí lành mạnh và thân thiện trong nhà trường giúp học sinh vượt qua những khó khăn và hạn chế trong rèn luyện và học tập.

Vì vậy, việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” là một giải pháp sẽ góp phần và tạo ra sự thay đổi tích cực hơn trong hoạt động dạy và học của nhà trường trong năm học này.

 

                                                                                                                                                                                   Nhà giáo Đỗ Văn Giảng

 

 

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: