Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủGiáo viênTài liệu bồi dưỡng giáo viên › Giá trị sống: Khoan dung

Giá trị sống: Khoan dung

Thứ năm, 11.04.2013

A – Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Hiểu thế nào là khoan dung, những biểu hiện của khoan dung, ý nghĩa của lòng khoan dung, từ đó biết cách sống khoan dung. - Kĩ năng: + Thực hành kĩ năng kiềm chế và tha thứ. + Giải quyết xung đột bằng khoan dung. - Thái độ: + Có thái độ thiện chí, tha thứ, bao dung với những khác biệt, sai sót của bản thân và mọi người. + Có cái nhìn đúng đắn, lạc quan về cuộc sống, con người.

 

B- Tiến trình bài giảng:          Tiết 1:

I – Thế nào là khoan dung?

1. Hoạt động 1: Khám phá giá trị khoan dung qua câu chuyện: “Một bát súp”.

- Đọc câu chuyện: (Nên dừng lại ở những chi tiết quan trọng).

- Thảo luận về câu chuyện:

Theo bạn, trong truyện này, nhân vật nào có lòng khoan dung thực sự?

2. Hoạt động 2: Rút ra kết luận về khái niệm khoan dung:

- GV hỏi: Thế nào là khoan dung?

- HS trả lời, Giáo viên ghi các ý kiến lên bảng.

- GV kết luận:

- Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Khoan dung là “một thái độ khách quan và công bằng đối với những người mà ý kiến, hành vi, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc…của họ khác với mình, không hề có sự cố chấp”. (Từ điển Random House College).

II – Những biểu hiện của lòng khoan dung:

1. Hoạt động 1: Cho HS trải nghiệm:

- Hãy nhớ lại một lần em đã khoan dung với ai đó, hoặc em đã được nhận sự khoan dung…Với bản thân em, ai là người khoan dung nhất? (trong lớp, trong gia đình).

- HS chia sẻ những câu chuyện của mình.

2. Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện của khoan dung:

- GV hỏi: Từ những kinh nghiệm của bản thân, em thấy khoan dung có những biểu hiện như thế nào?

- HS trả lời, GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.

- Khoan dung: luôn tôn trọng và cảm thông với người khác.

- Khoan dung: biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

- Khoan dung: Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội

- Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt.

 

Tiết 2:

III – Ý nghĩa của lòng khoan dung:

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự khoan dung:

- Đọc câu chuyện: Túi khoai tây.

- HS thảo luận: Rút ra bài học gì từ câu chuyện?

- GV kết luận: Mọi người thường nghĩ, tha thứ là  sự ban ơn cho người khác, nhưng hơn hết nó cũng là món quà dành cho chính chúng ta.

Khoan dung mang lại sự bình yên cho tâm hồn.

 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thiếu khoan dung:

 HS chia sẻ câu chuyện về sự thiếu khoan dung và tác hại, hậu quả của nó. GV lấy những ví dụ trong lớp.

3. Hoạt động 3: GV kết luận:

- Thông qua sự hiểu biết và đầu óc mới mẻ, sáng suốt, người có lòng khoan dung có khả năng thu hút nhiều người khác biệt đến với mình, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

- Có lòng khoan dung, con người được sống trong bình an, yêu thương, tin cậy.

- Khoan dung sẽ nhân lên lòng yêu thương, tình đoàn kết, sự gắn bó của mọi người trong tập thể…

IV – Làm thế nào để có lòng khoan dung?

1. Hoạt động 1: Thực hành giải quyết xung đột bằng khoan dung

- GV hỏi: Ở lứa tuổi các em, thường có những mâu thuẫn gì? (GV viết nhanh lên bảng: nói xấu nhau, nhìn nhau thiếu thiện chí, lời nói thiếu tôn trọng, hành động thô tục,…)

- Khi mâu thuẫn ấy xảy ra, chúng ta thường có những cách ứng xử nào?

- HS trả lời, GV chốt lại 3 cách sau:

+ Yên lặng, bỏ đi → thụ động, mâu thuẫn không được giải quyết dứt điểm.

+ Khiêu khích, trả đũa (phổ biến) → hậu quả không hay.

+ Khẳng định mình, bao dung với người khác: Là người chủ trương khẳng định mình trong việc giải quyết xung đột, bạn sẽ nói với người kia bằng thái độ tôn trọng: “Tôi không thích khi bạn………”. Và “Tôi muốn bạn…………”. Hoặc: “Tôi thực sự không thích kiểu đùa này”. Hoặc: “Tôi cảm thấy………………khi bạn (làm)……………bởi vì……………..”.

- GV đưa ra một tình huống để học sinh thực hành cách giao tiếp tích cực, “khẳng định mình”: Ví dụ: Bạn A nói xấu bạn B trên Facebook. Bạn B biết chuyện, B nói với A như thế nào?

2. Hoạt động 2: Kết luận về cách rèn luyện lòng khoan dung:

- Khi ta biết trân trọng giá trị tốt đẹp ở người khác và thấy điều tích cực trong mọi tình huống là lúc chúng ta có lòng khoan dung nhất.

- Biết giải quyết mọi xung đột hàng ngày giữa mọi người với nhau bằng lòng khoan dung.

- Khi có những vướng mắc, xung đột, cần phải biết:

+ Chấp nhận sự khác biệt.

+ Không đòi hỏi quá nhiều ở mỗi bên.

+ Chia sẻ sự nhìn nhận những mặt tốt đẹp ở mỗi bên.

+ Biết cho qua những chuyện đã qua.

+ Mỗi người  phải tự biết điều chỉnh, dung hòa nỗi bức xúc của mình.

+ Hãy nhẹ nhàng, thanh thản bàn đến những điều tốt đẹp hơn.

+ Không có kẻ thua, người thắng, chỉ có điều tốt đẹp.

 

V – Tổng kết: Củng cố

1. Mỗi tổ vẽ một biểu tượng của lòng khoan dung.

2. Tìm những câu tục ngữ, danh ngôn nói về lòng khoan dung:

- Năm ngón tay, có ngón dài, ngón ngắn.

- Ăn nhạt mới biết thương mèo.

- Quá giận, mất khôn.

- Tiên trách kỉ, hậu trách nhân.

- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

- Người bạn tốt nhất của tôi là người biết tha thứ và chỉ bảo cho tôi biết lỗi lầm.

 

VI - PHỤ LỤC:                                              Một bát súp

 

Người ta nói rằng câu chuyện này là có thật; nó xảy ra trong một nhà hàng tự phục vụ ở Thụy Sỹ.Một người phụ nữ khoảng 75 tuổi, cầm một cái bát và đề nghị người phục vụ múc súp. Sau đó bà ngồi xuống một trong rất nhiều bàn trong nhà hàng tự phục vụ này. Bà không ngồi xuống được khi nhận ra rằng mình đã quên bánh mì. Vì vậy, bà đứng lên, cầm một cánh bánh xốp nhân nho để ăn với súp, và đã quay trở lại ngồi xuống.

Thật ngạc nhiên! Bà thấy một người đàn ông da đen đang lặng lẽ ăn bát súp. “ Thật quá sức chịu đựng!” người đàn bà nghĩ, “nhưng tôi sẽ không để mình bị cướp mất bát súp.” Bà ngồi xuống bên cạnh người đàn ông da đen, xé nhỏ chiếc bánh xốp ra, bỏ chúng vào cái bát trước mặt người đàn ông da đen và đặt thìa của bà vào trong bát.

Người đàn ông da đen ân cần mĩm cười. Mỗi người ăn một thìa đầy cho đến khi họ ăn hết bát súp. Tất cả đều im lặng. Khi bát súp đã được ăn hết, người đàn ông da đen đứng dậy, tiến tới quầy bar và một ít phút sau quay lại với một đĩa to mì ống và…hai cái dĩa. Cả hai người ngồi trước một cái đĩa trong trong im lặng chờ đến lượt. Cuối cùng, người đàn ông dời bàn ăn. “Hẹn gặp lại” Người đàn bà nói khi ông dời đi. “ Hẹn gặp lại” Người đàn ông trả lời với nụ cười trong ánh mắt. Ông có vẻ thỏa mãn vì đã có một hành động tốt và đi ra cửa.

Người đàn bà nhìn theo ông. Khi sự ngạc nhiên của bà đã giảm bớt, bà với tay để lấy ví tiền mà bà đã bỏ lại trên cái ghế. Nhưng trước sự kinh ngạc của bà, cái túi đã biến mất. “Chính” bà nghĩ “lão da đen đó…”. Bà chuẩn bị kêu to, “Giữ lấy thằng kẻ cắp đó lại!” Khi ánh mắt của bà bắt gặp chiếc túi của mình treo trên một chiếc ghế cách chỗ bà đang ngồi ăn hai bàn. Trên bàn là một cái khay với một bát súp đã nguội lạnh….

Bà nhận ra ngay lập tức chuyện gì đã xảy ra. Không phải người đàn ông Châu Phi đã ăn súp của bà. Chính bà là người đã ngồi nhầm bàn- và bà là một người phụ nữ cao quý là người đã ăn món ăn của người châu Phi kia.

………………………………………………………………………………………………………….

 

Chuyện về túi khoai tây


Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình".

tổ chủ nhiệm

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: