Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủDạy con nên ngườiKhoa học giáo dục › Kiên trì và gần gũi để giáo dục con cái

Kiên trì và gần gũi để giáo dục con cái

Chủ nhật, 06.05.2012

Con tôi theo học dưới mái trường Đinh Tiên Hoàng đến nay cháu đang học lớp 12A1. Tôi muốn được nói lên những suy nghĩ của mình, sau những năm tháng được các thầy cô giáo dục con cái chúng tôi

Cháu là con gái, về mặt hạnh kiểm thì cháu không phải là hư… nhưng ở mức độ nào đó thì cũng chưa “ngoan”… ở lứa tuổi này, cháu phải tập trung cao nhất và thật sự say mê để học tập. Đây cũng chính là yêu cầu cần rèn luyện. Nhưng để giúp cháu rèn luyện và học tập như thế nào?. Đối với gia đình chúng tôi thấy thực khó, và lúng túng; cháu còn nhiều bỡ ngỡ và non nớt về mặt nhận thức:

-       Quan niệm về mối quan hệ thầy trò, có những ý kiến của cháu khiến cha mẹ giật mình.

-       Xác định học tập và định hướng tương lai của các cháu còn rất mơ hồ.

-       Quan hệ xã hội trong thời kỳ đổi mới này còn ngây thơ và dại dột.

Tất nhiên ở tuổi của các cháu, do chưa đủ kinh nghiệm nên không thể hiểu đúng được. Nhưng làm sao để các cháu hiểu được, để quan tâm đến học tập, tập trung mọi cố gắng tiếp thu bài giảng cũng như sự dạy dỗ, truyền tải kinh nghiệm của các thầy cô và xây dựng được niềm đam mê, say sưa trong học tập không phải dễ. Các cháu thường lý sự nhằm biện minh cho những sai sót của mình; Trong khi không phải gia đình nào cũng có thể giải thích để cho con em mình hiểu được. Giữa lúc xã hội còn có những mặt tiêu cực, trong đó có giáo dục. Thói giả dối phổ biến ở nhiều mặt hoạt động xã hội làm ảnh hưởng đến “tâm”, “đức” của người thầy trong nhà trường. “Tâm”, “Đức” lại là phẩm chất cần có ở mỗi con người và rất cần được dạy dỗ cho con cái chúng ta. Hơn nữa căn bệnh thành tích cũng là một căn bệnh tràn lan đang ảnh hưởng đến giáo dục và đang đe dọa tới chất lượng đào tạo thế hệ con em chúng ta.

Tôi xin được liên hệ cụ thể về trường hợp bệnh thành tích đã ảnh hưởng đến việc học của con tôi như thế nào.

Hồi cháu còn học lớp 1,2,…5 khi cháu đạt kết quả điểm 9,10 tôi không nghĩ gì nhiều lắm, tôi muốn xem kết quả có đúng với cháu không, và cứ như thế trong các năm tiếp theo ở phổ thông cơ sở… khi được điểm 8,9 cháu khoe ngay với bố mẹ kèm theo bộ mặt tươi tỉnh và tự mãn thể hiện cái khôn của mình là đã học “trúng tủ”…, “đúng đề cương rút gọn” của thầy cô!… nhưng đến khi được điểm 5,6 thậm chí dưới trung bình thì cháu im không nói gì, vậy là cháu đã tự che dấu điều chưa tốt!. Tôi lờ mờ hiểu ra con tôi vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của một cái gì đấy và do đâu thì không xác định được; Thời gian trôi đi tâm trạng của gia đình càng trở nên lo lắng… hoang mang mất phương hướng và lúng túng khi thấy con mình càng sút kém!. Chẳng nhẽ “khả năng con mình chỉ có thế”…, Đó là tại con mình hay còn vì sao. Tôi dần hiểu ra rằng: ở lứa tuổi hiếu động, bất kham của cháu, thiên tư chí hướng của cháu đã bị phân tán và bị lôi kéo bởi những thứ dễ gây ấn tượng, hợp với tâm sinh lý của nó… dẫn đến sự chểnh mẳng và bị đi lệch mục tiêu nên việc học tập kiến thức văn hóa trong nhà trường ngày càng giảm sút.

“Trong cuộc chiến này” gia đình liệu có thể trông chờ sự “tự giác” của bản thân con em chúng ta? nhưng làm cách nào đây để chúng tự giác! Tự giác chứ không phải đối phó… chỉ có khơi dậy được sự tự giác của chúng thì mới thành công được.

Cháu nhà tôi họclực chỉ ở mức trung bình, chưa thuộc loại trung bình khá, lại vào loại đùa nghịch nhiều, đôi lúc cháu rất bướng và hay lý sự; tuy nhiên cháu còn chưa đến nỗi nào; đôi lúc cháu có gây ra cho gia đình sự khó chịu và phiền lòng. Tôi nghĩ rất nhiều mong tìm ra phương pháp dạy cháu. Tôi gần gũi, cố gắng quan sát những diễn biến của cháu, lựa chọn cách khuyên giải và động viên. Tôi nhận thấy phải kiên trì, kiên quyết và rộng lượng hết sức tránh áp đặt để cháu tự thấy rằng học tập là một đòi hỏi khách quan và là nhu cầu của mỗi người và của cả xã hội. Xã hội học tập đòi hỏi mọi người phải có học vấn ví như người ta cần phải thở vậy. Tôi nói với cháu là “nhịn ăn dăm bảy ngày không chết nhưng nhịn thở dăm ba phút sẽ chết ngay”. Khi cháu tâm sự, ngồi trao đổi về những chuyện ở lớp, tôi không thể hiện ủng hộ cái này hoặc phê phán cái kia mà khách quan nhìn nhận đánh giá tìm hiểu và sau đó để cháu tự chọn một quan niệm và bày tỏ ý nghĩ của mình. Tôi làm như vậy nhằm tôn trọng cháu. Tôn trọng con cái cũng là tôn trọng chính mình. Một khi các cháu được tôn trọng đúng mực, đúng cách thì chính các cháu sẽ trưởng thành, tự tin và từng bước vững vàng hơn.

Một mặt khác cũng cần được quan tâm đó là sự bình đẳng trong gia đình. Trong gia đình giữa mẹ và con; giữa bố và con; giữa các con với nhau, việc bênh người này, không ủng hộ người kia là vấn đề hết sức tế nhị. Tôi cho rằng cần nắm được cá tính của từng cháu, cách xử lý nóng vội, tùy tiện, buông xuôi cho qua chuyện thì bất hòa dễ xảy ra. Khi đó sẽ không giáo dục được, con cái sẽ không nghe bởi do thiếu bình đẳng. Trong trường hợp khó giải quyết ngay, tôi thường để sau một thời gian và không quên sau đó cần phải nói lại với con cái. Khi đó do đã bình tâm và trong bầu không khí gia đình “bình đẳng” nên mọi người dễ hòa thuận. Cái chính là bố, mẹ phải thuận hòa.

          Hiện nay, những tiêu cực của xã hội luôn tác động vào giáo dục gia đình làm cho hiệu quả kém đi, dẫn đến mất phương hướng, có gia đình do mưu sinh nên đã “thả nổi”, thậm chí còn khoán gọn, khoán trắng cho nhà trường. Tôi thực sự cảm thông bởi thấy nhiều gia đình rất bí, thậm chí còn bó tay bất lực trước con cái. Tôi yên tâm, tin tưởng với những tiêu chí mà nhà trường xây dựng nên đã giúp cho gia đình hiểu sâu sắc hơn trách nhiệm kết hợp cùng nhà trường quản lý giáo dục con cái nên người. Vậy Tôi đã thành công bước đầu!

          Dẫu cháu tiến bộ chưa nhiều, chưa phải điển hình để làm gương nhưng tôi mạnh dạn mong được trao đổi cùng các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo để có thêm kinh nghiệm trong việc dạy dỗ con cái. “Không có một đồng thì làm sao có được một chục đồng; không có từng viên gạch móng nhỏ nhắn thì làm sao xây nổi tòa nhà khang trang, đẹp đẽ” đó là quan niệm cần có ở mỗi người làm cha mẹ mà tôi muốn mọi người cần thấu hiểu.

Rất mong được các bậc phụ huynh tham gia và trao đổi.

Chúc các thầy cô trong nhà trường khỏe và luôn vì con em chúng ta.

Thay mặt gia đình tôi xin cảm ơn!

Thành Vinh

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: