Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủDạy con nên ngườiKhoa học giáo dục › Sinh viên Anh văn giao tiếp với thầy

Sinh viên Anh văn giao tiếp với thầy

Thứ hai, 17.12.2012

Chuyện xảy tại một phòng thi cho sinh viên năm thứ nhất. Hôm ấy là buổi thi nói, tất nhiên là nói toàn bằng tiếng Anh. Có thể tạm dịch như sau:

Giáo viên: Chào em, hình như tôi thấy em lần đầu.

Sinh viên: Dạ đúng ạ. Quả thật dạo này mỗi tối thứ bảy em bận quá nên không đến lớp vào giờ của thầy được.

Giáo viên: Đã khai giảng 3 tháng rồi mà em lại chưa đi được một buổi nào của tôi cả.

Sinh viên: Mong thầy thông cảm. Vì cuộc sống nên vào chính giờ của thầy, em phải đi dạy kèm, em xin lỗi thầy.

Giáo viên: Tôi rất hiểu.... em hãy trình bày "topic" của em đi.

Sinh viên: Trình bày rất trôi chảy đề tài của mình.

Giáo viên: Tiếng Anh của em khá lắm. Em cũng là giáo viên, tôi tin vào kiến thức của em. Nhưng nếu đến lớp được thì tôi tin em sẽ còn giỏi hơn nữa. Thôi được rồi em có thể về.

Một tuần sau, khi xem bảng điểm, cậu sinh viên ấy thấy mình được 8,5 điểm. Cậu vui lắm, nhưng đồng thời cũng thấy áy náy, vì nghĩ ông thầy biết mình không đi học bữa nào, vậy mà vẫn cho điểm cao chứ không có dấu hiệu gì là "bị đì" cả.

Vậy là từ đó về sau, cậu sinh viên ấy cảm thấy có lỗi với sự rộng lượng của thầy, nên đã tự đổi lại lịch dạy và tối thứ bảy nào cũng đến lớp nghiêm túc không vắng bữa nào.

Bình luận:

Quả là vị thầy đó đã rất thông cảm cho cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền và không "trù ẻo" sinh viên của mình, cho điểm đúng với trình độ của cậu ta, không phân biệt có đi học đều hay không. Chính điều đó đã khiến cậu sinh viên nọ tự thấy được thiếu sót, lỗi lầm của mình và đi học chuyên cần hơn. Khoan dung là đặc điểm tính cách của các nhà giáo.

 

Sưu tầm

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: