Chiều sâu nhân văn ở một ngôi trường và trí tuệ, tấm lòng của một người nhạc trưởng
Chủ nhật, 06.05.2012Trường Đinh Tiên Hoàng chẵn tuổi 20. Có thể kể về ngôi trường này theo chiều dài năm tháng: những học sinh tốt nghiệp cấp 3, những học sinh đỗ vào đại học, những học sinh ra đời trở thành nguồn lao động hữu ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên có một điều không dễ thống kê mà là thành tựu chủ yếu của trường: chiều sâu nhân văn của trường Đinh Tiên Hoàng để hình thành và phát triển qua hai thập kỷ. Chiều sâu này cùng với chiều dài của “Đinh Tiên Hoàng” đang làm nên một “Sự kiện Đinh Tiên Hoàng” trong đời sống giáo dục của đất nước trong bối cảnh đổi mới..
Trường Đinh Tiên Hoàng chẵn tuổi 20. Có thể kể về ngôi trường này theo chiều dài năm tháng: những học sinh tốt nghiệp cấp 3, những học sinh đỗ vào đại học, những học sinh ra đời trở thành nguồn lao động hữu ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên có một điều không dễ thống kê mà là thành tựu chủ yếu của trường: chiều sâu nhân văn của trường Đinh Tiên Hoàng để hình thành và phát triển qua hai thập kỷ. Chiều sâu này cùng với chiều dài của “Đinh Tiên Hoàng” đang làm nên một “Sự kiện Đinh Tiên Hoàng” trong đời sống giáo dục của đất nước trong bối cảnh đổi mới..
Hôm nay, ngồi ôn lại chuyện 20 năm qua là để mong mỏi cho bước đường tiến lên của Đinh Tiên Hoàng. Hai thập niên với một chiều sâu nhân văn đậm đà hơn, ấn tượng hơn và mạnh mẽ hơn. Những triết lí giáo dục để ra đời tại nước ta một thời gây ấn tượng mạnh, thí dụ “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Đến trường là niềm vui, và ngày nay là triết lí “Xây dựng trường học thân thiện”, “Dạy học xuất phát (từ) và tập trung (vào) nguồn lực” đang được phát động tại các trường của hệ thống giáo dục quốc dân.
Các triết lí này đã và đang được thể hiện một cách sống động tại trường Đinh Tiên Hoàng và nó không dừng lại ở lời nói mà là ở việc làm. Lời nói và việc làm luôn luôn đi đôi với nhau và xuất phát từ ý nghĩ của mỗi thành viên trong tập thể sư phạm trường Đinh Tiên Hoàng.
Ở mái trường này luôn luôn có sự hội tụ và nhất quán ba phạm trù: “Nghĩ – Nói – Làm” cho việc “Dạy học sinh nên người”, cho việc hoàn thành nhân cách học sinh trở thành người có ích cho xã hội.
Để tạo nên “Đinh Tiên Hoàng” của ngày hôm nay, của tuổi 20 có công sức của biết bao người: trước hết là của các học sinh, của gia đình họ, của các thây cô giáo, của các nhà kinh tế, văn hóa, xã hội có tấm lòng với nhà trường.
Để gắn kết được họ, làm cho họ hết lòng vì học sinh,, có một người đã đem hết tấm lòng, trí tuệ cho ngôi trường này. Đó là hiệu trưởng, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm.
Người ta nói đến “một phong cách Nguyễn Tùng Lâm” trong công tác quản lý nhà trường. Ở anh, người ta tìm thấy vừa “một nhà chỉ huy quân đội”, vừa là “một nhạc trưởng”, lại là “một huấn luyện viên bóng đá” cho mục tiêu phát triển của nhà trường. Nguyễn Tùng Lâm đã thể hiện tốt cả hai vai trò Thủ Trưởng (Boss) và Thủ Lĩnh (Master – mind) đối với những phát triển của nhà trường. Anh biết liên kết các tấm lòng vào mục tiêu phát triển nhà trường, đồng thời biết “Kế - Tổ - Đạo - Kiểm” (Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra) một cách hài hòa vào các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của nhà trường.
Dấu ấn của Nguyễn Tùng Lâm đối với sự phát triển của nhà trường này – trường Đinh Tiên Hoàng – là ở chỗ anh biết làm cho mọi thành viên như năm ngón tay trên một bàn tay, dù xòe ra hay chụp vào (mà Tùng Lâm lúc ở vị trí lòng bàn tay, lúc ở vị trí cổ tay) đều hướng vào chiều sâu nhân văn phát triển nhà trường và văn hóa học đường với tâm niệm:
“Chúng ta hạnh phúc khi các em học sinh hạnh phúc, gia đình các em hạnh phúc.
Ở nơi này không có sư phạm quyền uy ban ơn mà chỉ có sư phạm của tình hợp tác dân chủ”
Cái tài tình của Nguyễn Tùng Lâm là làm cho các ngón tay trên bàn tay dù lúc chụm vào đều có độ trồi nhất định trong sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm.
“Đinh Tiên Hoàng” bước vào thập niên thứ ba trong sự phát triển của mình, một thập niên mà tôi nghĩ: Cơ hội mở ra cho trường rất nhiều, song thách thức cũng không nhỏ.
Hai mươi năm trước khi trường mới ra đời, dù là trường ngoài công lập, nhưng Đinh Tiên Hoàng không bị thách thức bởi sự chụp giật quá đáng của kinh tế thị trường, bởi sự thay đổi của các hệ giá trị trong ứng xử xã hội mà ngày nay nhiều khi nghĩ đến còn thấy nao lòng.
Ngày nay, bước vào tuổi 21, “Đinh Tiên Hoàng” bị cạnh tranh nhiều hơn (có cả cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh), có áp lực nhiều hơn (áp lực nhân văn và áp lực phi nhân văn). “Đinh Tiên Hoàng” luôn luôn phải trăn trở trước hai vấn đề “Vi nhân” và “Vi phú”:
“Nếu nghiêng về vi nhân thì bất phú” mà “Nghiêng về vi phú thì bất nhân”
Tất nhiên, “Đinh Tiên Hoàng” sẽ phải thực hiện cả “Vi nhân” và “Vi phú”. Lúc đó sẽ phải chọn lựa “được góc α” giữa hai cạnh này (cạnh vi nhân và cạnh vi phú). ở độ nào cho phù hợp với thực tế xã hội, và thực tế cả với đời sống sư phạm của nhà trường (Đời sống của các thầy cô, cơ sở vật chất – sư phạm của nhà trường)
Chúng ta có quyền mong mỏi thầy Tùng Lâm sẽ tiếp tục phát huy thành tựu mới trong phong cách làm việc của thầy, phong cách quản lý của thầy và những người kế nhiệm Tùng Lâm, sẽ thủy chung với lý tưởng của thầy Tùng Lâm nêu ra từ lúc thành lập trường: Ngôi trường này phải là ngôi trường thân thiện, ngôi trường của tình bạn, đạo đức (Moral friendly school).
TS Đặng Quốc Bảo
Các tin khác: