Thông báo:
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2025 - 2026        - 35 năm phát triển        - Các đội bóng đã cháy hết mình để cống hiến cho khán giả những trận cầu mãn nhãn trong vòng bán kết- Cup khát vọng Đinh Tiên Hoàng.        - Những tiết học thực hành bổ ích và lý thú        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủGiáo viênCông tác GVCN hàng tuần › Quy chế đối với giáo viên chủ nhiệm

Quy chế đối với giáo viên chủ nhiệm

Thứ ba, 15.05.2012

Đội ngũ GVCN là lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo của trường Đinh Tiên Hoàng, giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học sinh hình thành, điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách.

 

 

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT DÂN LẬP ĐINH TIÊN HOÀNG

 

QC 02

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2011

 

QUI CHẾ GVCN TRONG TRƯỜNG ĐINH TIÊN HOÀNG

Đội ngũ GVCN là lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo của trường Đinh Tiên Hoàng, giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học sinh hình thành, điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách.

            Qui chế này nhằm qui định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và các qui tắc làm việc và quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các bộ phận trong trường. GVCN là người tổ chức, hướng dẫn và quản lý mọi hoạt động của học sinh và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp mình được giao phụ trách.

            Quy chế này được áp dụng từ năm học 2011 – 2012.

CHƯƠNG I - THỜI GIAN LÀM VIỆC:

Điều 1:

Trong các ngày học, GVCN phải có mặt tại trường trước và sau giờ học ít nhất 10 phút, khi cần rời nhiệm sở trong thời gian dưới 1 tiết phải báo cáo với giám thị trực nếu nghỉ một buổi trở lên báo cáo trước với Hiệu phó trực. Trong buổi vắng mặt phải có phương án nhờ người thay thế. Tất cả những thời gian GVCN vắng mặt, giám thị phải ghi chính xác thời gian vắng mặt vào sổ trực. Nghỉ từ 2 buổi trở lên phải xin phép Hiệu trưởng.

Điều 2:

Ở bất cứ nơi nào và thời gian nào có hoạt động tập thể của học sinh lớp chủ nhiệm do nhà trường điều động, GVCN đều phải có mặt để hướng dẫn, theo dõi và quản lý (Trong trường hợp không thể có mặt, phải có phương án thay thế)

GVCN phải có mặt ở trường tất cả các buổi học sinh học tập trong tuần. Nếu giáo viên chủ nhiệm lớp 10 và lớp 11 xin nghỉ  một vài buổi trong tuần để làm việc nơi khác thì phải được Hiệu trưởng đồng ý và thảo luận lại lương chủ nhiệm.

CHƯƠNG II - YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC SƯ PHẠM:

Điều 3:

Hết lòng thương yêu học sinh, tự nguyện công tác với đối tượng học sinh của trường, tâm huyết với nghề sư phạm, có trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng với yêu cầu công tác chủ nhiệm ở trường Đinh Tiên Hoàng.

Điều 4:

Biết tổ chức và có kế hoạch chu đáo tổ chức mọi hoạt động của lớp. Phải gương mẫu trước học sinh và phụ huynh về mọi mặt ứng xử giao tiếp. Tạo được niềm tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh. Đối sử công bằng và nhân ái với mọi học sinh. Bất cứ hoàn cảnh nào không được xâm phạm thân thể học sinh, không được mắng nhiều, hạ nhục học sinh và vi phạm nhân cách phụ huynh.

CHƯƠNG III - ĐỐI VỚI LỚP CHỦ NHIỆM:

Điều 5:

Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động học tập và giáo dục của lớp mình phụ trách bao  gồm các công việc:

1-     Phải có kế hoạch công tác chủ nhiệm từng tháng, học kỳ và cả năm.

2-     Hoàn chỉnh tổ chức lớp gồm hệ thống cán bộ lớp, tổ, cán bộ Đoàn. Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý lớp.

3-     Theo dõi chặt chẽ mọi mặt về nề nếp kỷ luật, học tập của mọi học sinh trong lớp.

4-     Có biện pháp giữ vững sĩ số lớp hàng ngày và từng học kỳ, phải báo cáo cụ thể từng trường hợp học sinh nghỉ thôi học (đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng công tác).

5-     Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt hàng tuần theo kế hoạch chung hoặc theo kế hoạch riêng cho phù hợp với tình hình từng lớp.

6-     Tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ học tập, có thể dự giờ các tiết học bộ môn, để nắm chắc tình hình học tập của từng môn học của lớp. Có trách nhiệm thu đủ học phí của học sinh lớp chủ nhiệm.

7-     Chỉ đạo các hoạt động học thêm (nếu có) của lớp theo qui định của nhà trường.

8-     Vận dụng các hình thức thưởng phạt theo đúng hướng dẫn của trường.

9-     Tổ chức, theo dõi các hoạt động ngoại khoá (văn nghệ, TDTT) tham quan dã ngoại.

10-  Có kế hoạch phân bổ thời gian đi thăm phụ huynh nhất là gia đình học sinh yếu, kém đạo đức.

Điều 6:

Thường xuyên quan tâm giáo dục học sinh gặp khó khăn trong quá trình giáo dục theo đúng kế hoạch - lập hồ sơ đầy đủ, đánh giá diễn biến các mặt yếu kém của học sinh qua từng thời kỳ. Chỉ được đình chỉ học tập của học sinh trong phạm vi 1 ngày để xem xét kiểm điểm và phải báo cáo với giám thị trực để trừ sĩ số và báo cáo Hiệu phó trực.

Điều 7:

Khi tham gia hội đồng xét kỷ luật học sinh của lớp mình, GVCN phải lập hồ sơ đầy đủ về sai phạm của học sinh lấy kết quả đánh giá của Văn phòng Tư vấn để trình hội đồng.

Điều 8:

Ngoài những qui định thưởng phạt chung đối với học sinh của nhà trường, GVCN được quyền thống nhất với cha mẹ học sinh có những hình thức thưởng phạt cho phù hợp với lớp chủ nhiệm, nhưng không được trái với qui định của nhà trường.

CHƯƠNG IV - QUAN HỆ VỚI CÁC BỘ PHẬN PHỐI HỢP:

Điều 9 : Đối với các GVBM dạy lớp mình:

1-     Phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với GVBM để nắm chắc tình hình học tập môn học, cung cấp thông tin về ý kiến học sinh phản ảnh để giáo viên bộ môn điều chỉnh phương pháp.

2-     Có kế hoạch tổ chức rèn kỹ năng tự học cho học sinh,  dự giờ các bộ môn của lớp để nắm chắc tình hình học tập và giảng dạy các bộ môn của lớp.

3-     Phản ảnh các thông tin về học tập các bộ môn với Hiệu trưởng khi có những kết quả bất thường

Điều 10 : Đối với cán bộ Đoàn trường và công tác Đoàn:

1-     GVCN phải có trách nhiệm toàn diện với công tác xây dựng chi đoàn lớp, củng cố và phát triển Đoàn trong lớp theo một kế hoạch đã thống nhất với cố vấn và Ban chấp hành Đoàn trường.

2-     Kết hợp chặt chẽ với cố vấn Đoàn và cán bộ Đoàn trường, làm công tác  giáo dục học sinh qua các hoạt động, phải coi công tác Đoàn chính là công tác giáo dục học sinh , có ý thức chủ động trong việc tổ chức và vận động Đoàn viên của lớp mình thực hiện các yêu cầu của công tác Đoàn.

3-     Giúp đỡ cán bộ chi đoàn, tổ  chức chi đoàn lớp thực hiện mọi kế hoạch hoạt động do Đoàn trường chỉ đạo.

Điều 11 : Đối với giám thị:

1-     Phải liên hệ chặt chẽ hàng ngày với giám thị trong công tác thi đua và theo dõi, uốn nắn kỷ luật và nề nếp của lớp theo kịp các yêu cầu chung của nhà trường.

2-     Kết hợp để giáo dục học sinh cá biệt thông qua việc chấp hành kỷ luật hàng ngày của học sinh.

3-     Trong trường hợp phải lên  lớp hoặc vắng mặt (có lý do) phải bàn giao cho giám thị những học sinh đang bị sử lý kỷ luật ở phòng giáo dục học sinh.

Điều 12 : Đối với phụ huynh và chi hội cha mẹ học sinh:

1-     Có trách nhiệm tổ chức và phối hợp hành động với chi hội CMHS lớp theo một kế hoạch  nhất định nhằm đẩy mạnh các hoạt động học tập, giáo dục học sinh và các hoạt động tập thể khác của lớp.

2-     Vận động Hội CMHS tham gia tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh của lớp.

3-     Huy động các phụ huynh học sinh có khả năng tham gia ủng hộ giúp đỡ xây dựng trường và vận động các cơ quan, đoàn thể xã hội khác tạo điều kiện ủng hộ giúp đỡ trường, lớp CN về mọi mặt vật lực, trí lực.

4-     Kết hợp với CMHS để giáo dục học sinh cá biệt.

5-     Chỉ được phép mời phụ huynh học sinh khi thực sự cần thiết, khi tiếp phụ huynh học sinh phải nhã nhặn, lịch sự tạo điều kiện để phụ huynh cộng tác chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.

6-     Không được lạm dụng quyền hạn của GVCN để trách cứ, mỉa mai, nhiếc móc phụ huynh học sinh, không được có thái độ thiếu lịch sự, thiếu văn minh trong giao tiếp với phụ huynh.

7-     Không được dùng lối truy bức, gây khó dễ cho phụ huynh học sinh , đòi hỏi vật chất, làm mất danh dự của giáo viên và nhà trường.

Điều 13 : Đối với Văn phòng Tư vấn:

1-     Phải phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện cho cán bộ Văn phòng Tư vấn tìm hiểu lấy thông tin đầy đủ cho những học sinh cần phải giáo dục.

2-     Mỗi GVCN đều có ý thức sử dụng phương pháp Tư vấn để giáo dục học sinh, do đó GVCN có quyền yêu cầu Văn phòng Tư vấn hỗ trợ tìm hiểu những học sinh cần phải giáo dục và VP Tư vấn phải có trách nhiệm đáp ứng theo đúng kế hoạch đã thống nhất phối hợp.

3-     Khi có kết quả thông tin VP Tư vấn thông báo, GVCN là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục đã được Hiệu trưởng chỉ đạo. Những công việc giám sát học sinh của VP Tư vấn được Hiệu trưởng giao, GVCN có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc, xem xét kết quả để báo cáo Hiệu trưởng.

4-     GVCN phải có trách nhiệm hỗ trợ VP Tư vấn làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp. Tranh thủ thời gian tối đa tham dự các buổi tư vấn. Tích cực sử dụng kết quả tư vấn GDHN vào công tác giáo dục học sinh.

Điều 14: Với lãnh đạo nhà trường

  1. Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, phải hoàn thành các yêu cầu của Hiệu trưởng đúng thời hạn quy đinh ( nộp báo cáo, kế họach, thống kê, tổng kết, chỉ đạo các hoạt động tập thể...) Tuân theo sự chỉ đạo của các Hiệu phó trực ở các cơ sở.
  2. Phải kịp thời báo cáo kết quả những việc đã làm tốt hoặc chưa làm tốt của lớp chủ nhiệm dể xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu phó hoặc Hiệu trưởng.
  3. Phải lưu giữ các văn bản chỉ đạo của nhà trường đã ban hành để có căn cứ thực hiện. Khi thuyên chuyển công tác hoặc thôi không chủ nhiệm phải bàn giao đầy đủ hồ sơ cho Hiệu phó và những người thay thế.
  4. Thực hiện theo đúng các yêu cầu các quy trình giáo dục của tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Điều 15: Tự học tập, tự bồi dưỡng

Thường xuyên tìm hiểu sách báo, thông tin khoa học giáo dục để áp dụng công tác                  giáo dục học sinh. Lưu giữ các tài liệu bồi dưỡng GVCN, tìm cách thường xuyên vận dụng vào công tác chủ nhiệm. Phấn đấu nâng cao tính chuyên nghiệp của GVCN Đinh Tiên Hoàng.

Cuối năm viết thu hoạch về công tác chủ nhiệm.

Điều 16: Khen thưởng và kỷ luật

Căn cứ kết quả công tác chủ nhiệm và kết quả thực hiện quy chế này, Hiệu trưởng sẽ xếp lương, khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm và quyết định đình chỉ công tác chủ nhiệm của GV, vi phạm quy chế hoặc không thực hiện được các yêu cầu giáo dục của nhà trường; không được học sinh và phụ huynh tín nhiệm.

 

Quyết định này các cán bộ ở các bộ phận của nhà trường và các đồng chí GVCN có trách nhiệm thi hành từ ngày ký.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Tùng Lâm

 

 

BGH trường THPT Đinh Tiên Hoàng

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: