Quy chế đối với giáo viên bộ môn
Thứ ba, 15.05.2012Phấn đấu trở thành một nhà trường hiện đại, có chất lượng cao, các thầy cô được mời giảng dạy ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng có trách nhiệm thực hiện tốt những điều quy định sau:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT DÂN LẬP ĐINH TIÊN HOÀNG |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2011 |
QUI CHẾ GV BỘ MÔN TRONG TRƯỜNG ĐINH TIÊN HOÀNG
Phấn đấu trở thành một nhà trường hiện đại, có chất lượng cao, các thầy cô được mời giảng dạy ở trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng có trách nhiệm thực hiện tốt những điều quy định sau:
CHƯƠNG I - QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NỀ NẾP GIỜ DẠY TRÊN LỚP:
Điều 1:
- Vào lớp dạy đúng giờ (cả giờ phụ đạo, giờ dạy thêm)
- Không cho học sinh nghỉ trước hiệu lệnh trống, ra ngoài trong giờ học (nếu không có lý do đặc biệt)
- Giáo viên không đeo kính râm, không đội mũ, không hút thuốc trong lớp.
- Trang phục gọn gàng, văn minh, không sử dụng các trang phục không phù hợp công việc lên lớp
Điều 2 :
- Phải duy trì nề nếp chào thầy cô đầu và cuối tiết học
- Quản lý sĩ số trong tiết dạy, quản lý chỗ ngồi theo sơ đồ.
- Duy trì khung cảnh sư phạm của lớp học: bàn ghế ngay ngắn, lớp học sạch sẽ...
- Theo dõi quản lý, nhắc nhở uốn nắn mọi hành vi sai lệch của học sinh trong tiết học (Ngồi học không nghiêm túc, làm việc riêng, đánh cờ bạc, không ghi bài, không có sách vở, nói tự do trong lớp...)
- Khi học sinh mắc lỗi tuỳ mức độ có thể phạt học sinh đứng tại chỗ, hoặc đứng cuối lớp, không để học sinh đứng ở cửa lớp, không để học sinh đứng quá 10’.
- Nếu sự có mặt của học sinh thực sự cản trở nghiêm trọng đến việc dạy và học chung của lớp thì cho học sinh ra khỏi lớp bàn giao cho giám thị và thông báo lỗi chính của học sinh. Sau đó cùng GVCN, Giám thị phối hợp giáo dục HS.
- Giao tiếp lịch sự, tôn trọng học sinh, bình tĩnh khi xử lý những tình huống sư phạm, không xưng “mày – tao” với học sinh.
- Không được sỉ nhục, mắng nhiếc, mỉa mai, vi phạm nhân cách, thân thể HS.
- Không được phạt học sinh bằng điểm số đối với những lỗi vi phạm nội qui.
Điều 3 :
- Chịu trách nhiệm ghi đúng, đầy đủ các cột mục trong sổ đầu bài: ghi điểm kiểm tra miệng, mỗi tiết ít nhất phải có 1 học sinh được kiểm tra, (trừ giờ kiểm tra và giờ thực hành)
- Giáo viên có trách nhiệm ghi chép vào sổ nhật ký lớp để ở Văn phòng GV (cả thiếu sót lẫn những mặt tiến bộ) ít nhất mỗi tuần phải ghi được nhận xét 1 lần với giáo viên có từ 2 tiết trở lên, với những môn có 1 tiết 1 tuần, ít nhất 2 tuần ghi 1 lần. Khi có học sinh vi phạm kỷ luật, nhất thiết sau giờ học phải ghi sổ nhật ký ở Văn phòng GV.
- Xếp loại từng tiết học theo đúng chuẩn của nhà trường quy định và ký sổ nhật ký lớp.
- Thường xuyên kiểm tra : sách giáo khoa, vở ghi và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập ở trên lớp và tự học ở nhà.
- Thường xuyên kết hợp, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về nề nếp học tập, kỷ luật, kết quả học tập của học sinh về bộ môn mình dạy. Phối hợp giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ những học sinh yếu kém đạo đức, văn hóa, những học sinh mới nhập học. Không ghi thiếu sót của học sinh vào sổ đầu bài mà ghi sổ nhật ký riêng từng lớp để ở Văn phòng GV.
CHƯƠNG II- QUY ĐỊNH VỀ CHUYÊN MÔN:
Điều 4 :
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp.
- Phải có giáo án hoặc kế hoạch lên lớp, được sử dụng giáo án cũ khi dùng sách giáo khoa cũ; phải soạn giáo án mới 100% khi dạy sách giáo khoa mới.Giờ lên lớp phải mang theo giáo án và phải xuất trình bất cứ lúc nào khi được yêu cầu kiểm tra.
+ Ghi rõ mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản và thái độ cần đạt được trong tiết dạy.
+ Về phương pháp : phải ghi rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò trong từng phần của tiết dạy.
- Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, thanh tra kiểm tra giáo án, giáo viên phải xuất trình đủ.
Điều 5 :
- Phải đảm bảo đúng tiến độ giảng dạy theo phân bố chương trình môn học đã được nhóm, tổ bộ môn và nhà trường duyệt
- Thực hiện đầy đủ các qui định của tổ nhóm chuyên môn về tiến độ giảng dạy, về kiểm tra, sử dụng đồ dùng dạy học, ra đề thi phải theo đúng sự chỉ đạo của nhà trường.
- Hàng tuần phải ghi tiến độ giảng dạy vào lịch báo giảng và nộp lại nhà trường cùng bản phôtô sổ điểm vào ngày 25 hàng tháng.
- Xin kế hoạch dạy bù khi chậm tiến độ. Sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị của trường phải đăng ký trước 1 tuần với người trực "phòng học liệu", mượn, trả đúng qui định. Mất, hỏng phải bồi thường.
Điều 6 :
- Thực hiện đầy đủ đúng qui chế về đầu điểm môn học. Ngoài việc cho điểm của học sinh vào sổ điểm cá nhân, phải theo đúng mẫu của nhà trường sau mỗi tháng phải phôtô điểm hàng tháng của trường lớp dạy chuyển cho giám thị cơ sở để chuyển về VP Tư vấn vào điểm. Không được sửa những điểm đã phôtô nộp hàng tháng.
- Làm điểm tổng kết cuối học kỳ, cuối năm, vào sổ điểm chính, ghi học bạ đúng hạn, đúng qui định không để nhầm lẫn sai sót
Điều 7 :
- Phải có đủ hồ sơ giáo viên gồm:
+ Giáo án hoặc kế hoạch lên lớp của từng tiết dạy.
+ Sổ điểm cá nhân, lịch báo giảng cá nhân.
+ Kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém (tên học sinh, lớp)
+ Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học giáo viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các đồ dùng dạy học mà tổ nhóm chuyên môn đã thống nhất cho từng tiết học phải có. Các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học phải ghi trong sổ đầu bài, ghi sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học để ở phòng nghỉ giáo viên và phòng học liệu
Điều 8 :
- Mỗi giáo viên trong một học kỳ đảm bảo dự các giờ dạy công khai của tổ để rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn.
- Đăng ký ít nhất 1 tiết dạy trong 1 năm học để tổ nhóm dự theo phân công của tổ nhóm chuyên môn.
- Có trách nhiệm đăng ký thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố do Công Đoàn trường vận động.
Điều 9 :
Giáo viên xuất trình hồ sơ giảng dạy theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra của trường và sở, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm tra của trường làm việc (dù báo trước hay đột xuất).
Điều10 :
- Đổi giờ hoặc nhờ người dạy thay phải báo cáo trước với Hiệu phó phụ trách giáo vụ hoặc cấp bách phải báo cho giám hiệu trực cơ sở. Nếu không thu xếp người dạy thay phải báo cáo nội dung bài, lớp dạy để thuận tiện cho việc bố trí dạy thay.
- Nghỉ họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn nghỉ dạy phải báo cáo xin phép Hiệu trưởng và báo cáo với các bộ phận có liên quan
Điều 11 :
- Giáo viên không được tự ý tổ chức các lớp học thêm, không được ép học sinh học thêm và đứng ra thu tiền của học sinh. Tuyệt đối không nhận học sinh đang học ở trường về nhà dạy thêm khi không được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Những môn Toán, văn, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ có thể phối hợp GVCN để tìm ra những học sinh quá kém được phụ đạo thêm một số buổi đảm bảo theo kịp lớp thì dừng lại. Với học sinh lớp 12 học các môn đi thi phân theo đúng kế hoạch của trường.
- Chỉ được tổ chức dạy thêm cho học sinh khi được giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh đứng ra tổ chức, được Hiệu trưởng đồng ý lên kế hoạch quản lý (cả trong và ngoài trường).
CHƯƠNG III- NHỮNG VI PHẠM QUY CHẾ SẼ BỊ XỬ LÝ.
Điều 12 : Những giáo viên giảng dạy không có hiệu quả, không thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp sẽ chuyển vị trí công tác, hoặc bậc lương ngay sau mỗi học kỳ; sau 1 học kỳ tiếp theo không chuyển biến sẽ được Hiệu trưởng chấm dứt hợp đồng
Điều 13 : Đình chỉ giảng dạy; không ký hợp đồng
1- Vi phạm nhân cách của học sinh (quá mức) hoặc tín nhiệm của học sinh với giáo viên chỉ đạt 30% trở xuống trong học kỳ.
- Gây mất đoàn kết trong nội bộ giáo viên, có những ý kiến thiếu ý thức xây dựng về những chủ trương kế hoạch của trường.
- Có hành vi tiêu cực trong thi cử, tuyển sinh hay dạy học thêm
2- Lần thứ ba bỏ giờ không lý do, không báo trước
- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, trong các công việc được phân công
3- Nhiều lần vi phạm các qui chế giảng dạy đã nêu ở các chương II, III, mặc dù đã được nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
4- Không tuân theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, của tổ trưởng chuyên môn và những vấn đề tổ nhóm chuyên môn đã thống nhất. Không thực hiện các yêu cầu của các bộ phận, cá nhân được Hiệu trưởng giao trách nhiệm.
5- Tự ý tổ chức học sinh đi học thêm mà không được cha mẹ học sinh đồng ý, không được GVCN thông qua và Hiệu trưởng cho phép.
6- Vi phạm những quy định của phòng máy tính và thiết bị dạy học phải phạt; làm mất, làm hỏng phải bồi thường.
7- Không thực hiện đầy đủ những yêu cầu của các quy trình giáo dục, quản lý của nhà trường theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Điều 14 : Các hình thức vi phạm về quy chế chuyên môn sẽ bị phạt tiền (mức phạt do Công đoàn quy định đầu năm học):
- Đi muộn £ 10 phút (lần 2) > 10 phút (lần 2)
- Bỏ giờ không lý do
- Cho ra sớm trước 5 phút (lần 2)
- Không hoàn thiện sổ báo giảng từng tháng
- Không ghi sổ đầu bài
- Không có sổ điểm + không thực hiện đúng quy chế đầu điểm hàng tháng
- Coi thi + chấm thi không đúng quy chế
- Tiến độ đầu điểm không đúng quy định
- Vi phạm nhân cách HS có sự phản ứng của phụ huynh
- Vi phạm việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, máy tính, máy in,...
- Đổi giờ ³ 5 lượt / tháng
- Không tham dự họp hội đồng sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn Tổ, nhóm...
CHƯƠNG IV- NHỮNG VIỆC ĐƯỢC ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH, KHEN THƯỞNG
Điều 15 : Khen thưởng với giáo viên bộ môn có tỷ lệ thi bộ môn đạt trung bình Thành phố:
- GV bộ môn dạy đạt kết quả bằng hoặc trên kết quả trung bình của bộ môn Thành phố được thưởng 200.000đ/1 lớp. Riêng 2 môn Văn – Toán GV nào đạt dưới 5% được thưởng ở mức 2 là 150.000đ/1lớp.
- Các tổ bộ môn, nếu toàn bộ tổ viên đều đạt bằng hoặc trên trung bình thành phố, tổ trưởng chuyên môn được thưởng 200.000đ.
Điều 16 :Khen thưởng về các hoạt động giáo dục
- Những giáo viên sau mỗi học kỳ được học sinh tín nhiệm cao:
- Từ 60% trở lên được nhà trường biểu dương.
- Từ 75 – 85% được thưởng 100.000đ.
- Từ 85% trở lên được thưởng 150.000đ.
- Những giáo viên có ngày công cao trong mỗi học kỳ:
- Không nghỉ ngày nào, không vi phạm quy chế, đổi giờ dạy thay được thưởng 100.000đ.
- Nếu nghỉ từ 1 - 3 tiết với GV và nghỉ từ 1 - 2 ngày với GVCN được thưởng 50.000đ.
- Thao giảng để Tổ nhóm chuyên môn dự rút kinh nghiệm phục vụ các chuyên đề của Tổ được thưởng 50.000đ.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm “Ngày sáng tạo Đinh Tiên Hoàng”
Loại xuất sắc: 150.000đ Loại A: 100.000đ Loại B: 50.000đ (Được GV bầu)
Điều 17 :
1 - Tổ chức ngoại khoá bộ môn theo kế hoạch được duyệt và cấp kinh phí ngoại khóa.
2 - Xin được kinh phí tài trợ cho trường được hưởng 10% - 20% hiệu quả kinh tế mang lại cho trường.
3 – Sau mỗi học kỳ giáo viên phải tự đánh giá theo đúng hướng dẫn của nhà trường. Đánh giá đủ, kỹ các mục xếp loại. Xem xét rút kinh nghiệm về tỷ lệ tín nhiệm của bộ môn với từng lớp để có kế hoạch điều chỉnh hoặc phát huy.
Quy chế này đã thông qua hội đồng sư phạm và bắt đầu thực hiện từ năm học 2009 – 2010.
Mỗi GV cần thực hiện tốt để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Đinh Tiên Hoàng
Ghi chú:
Những chữ in nghiêng là phần được Hiệu trưởng bổ sung trong năm học 2008 – 2009.
Những chữ gạch chân là phần được Hiệu trưởng bổ sung trong năm học 2009 – 2010.