Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủDạy con nên ngườiNhững điều cha mẹ cần biết › Nhà trường không thể phán quyết như tòa án

Nhà trường không thể phán quyết như tòa án

Thứ sáu, 01.03.2013

(GDVN) - “Mỗi học sinh đều có một cá tính, một tính cách, nhất là các em học cấp 2 đang ở trong tuổi chưa thật chín, các em nhận thức bằng cảm tính, và những phản ứng cũng mang tính bộc trực. Chúng ta cũng phải nhìn nhận thật đúng với học sinh ở lứa tuổi ăn chưa lo, no chưa tới. Đối với học sinh phải là một quá trình giáo dục chứ không phải đặt ra vấn đề giải quyết tội lỗi của các em”.

Xung quanh câu chuyện học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Tam Kỳ - Quảng Nam Nguyễn Thanh Vy bị đình chỉ 1 năm học do có những hành vi "xúc phạm" thầy cô trên facebook, TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, đồng thời là Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định, học sinh trong trường có hành vi vô lễ, điều đó thể hiện học sinh không tiếp thu được điều hay mà giáo viên đã truyền giảng…
 
Học sinh mắc lỗi phải nhìn lại phương pháp giáo dục
TS Nguyễn Tùng Lâm khi biết được thông tin 1 học sinh cấp 2 bị đình chỉ học do có những hành vi thái quá trên trang mạng cá nhân (facebook) đã xót xa nói rằng, hiện nay những vấn đề như học sinh thiếu ý thức, học sinh vô lễ với thầy cô, học sinh vô kỷ luật trong trường, đó là những mối quan tâm lớn trong giáo dục, không ai được phép nương nhẹ. 
 
Về trường hợp cụ thể đối với Trường THCS Lý Tự Trọng, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm, có lỗi vô lễ với thầy cô là một một lỗi nặng, vô lễ với chính người thầy của mình thì chứng tỏ học sinh đó không tiếp thu được những điều hay lẽ phải mà thầy cô đã dạy các em. “Tôi có khuyên học sinh của tôi, trong mọi việc đi bóc lột công sức người khác là không tốt, nhưng riêng học sinh phải biết bóc lột sức lao động của thầy cô giáo, càng bóc lột được nhiều thì càng tốt. Với trường hợp của ngôi trường trên nếu giải quyết không khéo sẽ không thấy được phần lỗi của học sinh ở đây. Trước hết, tất cả mọi hình thức lăng mạ, xúc phạm thầy cô giáo là phải ngăn chặn dù có ở bất kỳ hình thức nào. Học sinh phải chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái của mình, không ai làm thay được”, TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội nhận định, Trường THCS Lý Tự Trọng cần tiến hành lại kỷ luật của mình. Ảnh Xuân Trung
Tuy nhiên, muốn sự việc nhìn nhận thấu đáo hơn, theo TS Nguyễn Tùng Lâm nên chăng nhà trường cần phải biết chia sẻ với học sinh, vì mỗi học sinh đều có một cá tính, một tính cách riêng, nhất là học sinh cấp 2 các em đang ở lứa tuổi chưa thật chín, các em nhận thức chủ yếu bằng cảm tính, với những phản ứng bộc trực.

Vẫn theo quan điểm trên, đối với học sinh phải là một quá trình giáo dục chứ không nhất thiết phải đặt ra những vấn đề giải quyết tội lỗi của học sinh này. Mấu chốt ở đây là hiệu quả giáo dục và phương pháp giáo dục của nhà trường. 
 
TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định, mục tiêu của trường là giúp học sinh phát triển, tiến bộ, hình thành nhân cách, đây không phải là tòa án mà người nào có tội thì người đó phải chịu tội trước những hành vi của mình gây ra. “Theo tôi, nhà trường cần phải rút kinh nghiệm về quá trình giáo dục. Đối với học sinh chỉ cần tạo ra được ý thức tự kỷ luật tự giác mới khó, học sinh phải tự nhận ra cái sai đã làm, mục tiêu của chúng ta không phải là áp đặt. Nếu tôi ở vào trường hợp trên, tôi sẽ không vội tiến hành kỷ luật, em học sinh đó dùng facebook tức là dùng dư luận, vậy tại sao chúng ta không tạo ra một dư luận khác, dùng chính học sinh tốt để lên facebook phê phán, thậm chí nhà trường có thể mở hẳn 1 hội nghị cho các em nói để làm sao cho học sinh thấy được cái sai và tâm phục, khẩu phục”, ông Lâm nói.

Sự việc đáng tiếc của em Vy sẽ là bài học với hàng triệu học sinh.
Vẫn theo TS Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay cách kỷ luật của chúng ta vẫn là áp đặt mà đôi khi chúng ta không biết, cái chính vẫn là để con người tự nhận ra cái sai, từ cái sai đó thấy rằng cần phải sửa. Rõ ràng, trong trường hợp này phải chăng nhà trường chưa giáo dục mà đã tiến hành kỷ luật. “Nguyên tắc của tôi là phải hiểu học trò, phải lắng nghe học trò chứ không thể dùng quyền uy của ông thầy để áp đặt lên học trò” TS Tùng Lâm cho biết.

Với hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với học sinh vi phạm, nhiều người cũng đồng cảm với quan điểm của nhà trường. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ là một nhà giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm lại cho rằng, nhà trường cần phải xem lại quá trình giáo dục học sinh này đã đúng chưa và nên tiến hành lại. Dư luận cũng đang đặt câu hỏi, việc kỷ luật cho thôi học 1 năm đối với một học sinh nữ thì sau đó em này có tốt hơn hay xấu đi?
 
Học sinh không phải là mục tiêu cân đo, đong đếm tội nặng hay nhẹ
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, sự việc này không khác gì là một tai nạn nghề nghiệp mà nhà giáo phải chấp nhận, tuy nhiên các thầy cũng phải bình tâm hơn, khách quan hơn, nhìn nhận vấn đề và bao dung đối với học sinh để các em có cơ hội nhận thức được. Việc đối với Trường THCS Lý Tự Trọng cần phải giúp học sinh, bạn bè các em tự nhận thức được cái sai sau đó mới đưa ra hội đồng kỷ luật, hình thức kỷ luật như thế nào phải do các em đưa ra.
 
Việc xử lý kỷ luật với một học sinh nữ lớp 8 là đình chỉ 1 năm học trong trường hợp này hoàn toàn không phù hợp. Tất nhiên quan điểm giáo dục mỗi nơi khác nhau. Phải chăng, nhà trường đang đầu hàng với những cái mà nhà trường không tự giải quyết được, đó là vấn đề phương pháp giáo dục?
 
“Trường tôi cũng có học sinh mắc lỗi nặng, nếu theo đúng quy định là phải đuổi học, nhưng rồi cũng phải đưa ra hình thức kỷ luật “treo” với các em. Hình thức này giúp học sinh có cơ hội sửa sai và tiến bộ dần, nếu tiếp sau mà vẫn còn hư thì phải đuổi thật. Vì với học sinh phải lấy mục tiêu giáo dục làm chính chứ không phải mục tiêu là cân đo, đong đếm tội nặng hay nhẹ” TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm. 
 
Trước thực trạng nhiều học sinh đang sử dụng trang mạng facebook là trang cá nhân quen thuộc nhất hàng ngày, với nhiều hình thức và nội dung không thể kiểm soát, liệu chăng ngay từ bây giờ cần có hình thức xiết chặt hơn? Quan điểm của TS Tùng Lâm với tư cách là một nhà Tâm lý giáo dục cho rằng, vấn đề này Bộ Thông tin và Truyền thông phải đưa ra, đây không phải chỉ riêng học sinh mà còn nhiều tầng lớp khác. Cần phải thành một luật, khi đã vi phạm nhân cách, nhân phẩm của người khác trên mạng cũng phải được coi như ở ngoài đời thực.
 
Viết facebook cũng cần có tính giáo dục
Theo thầy Nguyễn Văn Vũ – Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long, một trong những trường có chất lượng và kỷ luật tốt tại TP. Hà Nội cho biết, cần phải xác định đúng tội, trước khi kỷ luật phải lập một hội đồng xem xét quan những bản kiểm điểm của học sinh và ý kiến từ gia đình. Vấn đề này cần tham khảo tất cả ý kiến cha mẹ học sinh, lúc đó mới đưa ra được hình thức kỷ luật. Nếu học sinh trong những bản kiểm điểm nhận ra được những lỗi thực sự thì trường chỉ đình chỉ trong một thời gian, nhưng nếu học sinh không nhận thức được vấn đề nghiêm trọng như vậy thì đình chỉ 1 năm là xứng đáng. 
 
“Theo tôi, tất cả mọi cái đều có tính pháp lý vì đã đưa lên mạng như vậy sẽ gây ra hoang mang cho học sinh, hoặc tạo ra những thói xấu, điều đó là điều không được phép làm. Ngay như trường chúng tôi, viết thư hay truyền tay nhau học sinh cũng không được làm, điều đó là cấm, việc học sinh viết lên facebook như vậy, tức là đã thể hiện một quan điểm của học sinh. Cũng có thể học sinh do học đòi thứ gì đó, chính vì vậy nhà trường cần phải xem xét kỹ bản kiểm điểm, việc này không phải làm 1 lần mà ít nhất phải 3 lần. Việc uấn nắn học sinh ngay từ nhỏ phải từ các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô tin học, cần hướng dẫn và định hướng cho học sinh khi vào các trang mạng xã hội. Cái chính là phải giáo dục học sinh để các em tạo ra  một quan điểm và phát biểu một cách có tính chất xây dựng, không phải là a dua theo các bạn” thầy Vũ cho biết.
 
Lãnh đạo của Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội) lại cho rằng, đây là một hình thức kỷ luật  quá nặng trong khi chúng ta đang thực hiện phổ cập  giáo dục. Nhưng tất nhiên, các hành xử của học sinh đó là hơi quá, điều đó thể hiện ít nhiều sự bất lực của giáo dục. 
 

“Theo tôi, đây là quyền tự do cá nhân thì không thể cấm các em được, nhưng khi sử dung facebook cũng cần phải mang tính giáo dục. Nhà trường có thể kết hợp chặt chẽ với gia đình, với tổ dân phố nơi học sinh sinh sống để quản lí và chỉ bảo. Vì faceebook là thông tin không chính thống, nhưng tôi nghĩ vẫn phải thuyết phục học sinh bằng cách giáo dục. Trường tôi học sinh lên facebook đó là quyền tự do của các em, nhưng khi giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường phát hiện ra những học sinh có lời lẽ không hay trên facebook chỉ có thể gọi giáo viên chủ nhiệm của lớp đó để về nhắc học sinh. Đã đến lúc các trường cần có quy định về việc học sinh chơi facebook nhưng phải đảm bảo quyền và tính pháp lý, đảm bảo tính giáo dục” vị lãnh đạo này cho hay".

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: