Thông báo:
- Sách - Giá trị tinh thần vượt thời gian (Văn hóa đọc trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình)        - Tuổi trẻ trường Đinh Tiên Hoàng tài năng và sáng tạo.        - Những lớp học hạnh phúc        - THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025        
Tài liệu học tập
+ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 10
Bài nói chuyện
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website của chúng tôi qua đâu?
 Qua tìm kiếm trên mạng
 Qua bạn bè giới thiệu
 Qua quảng cáo
 Qua nguồn khác..
Trang chủDạy con nên ngườiNhững điều cha mẹ cần biết › Vai trò của bậc cha mẹ trong giáo dục trẻ

Vai trò của bậc cha mẹ trong giáo dục trẻ

Chủ nhật, 06.05.2012

Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là lỗi của con. Bởi:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’.

          Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo.

Chúng tôi muốn nói đến vai trò người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ quyết định.

          Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện- tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên.  Mỗi vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ  bậc sinh thành ra nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ là tấm gương sáng  - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời.

Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat khỏi  tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng xấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình. Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyêt định. Thiết nghĩ rằng, không ít gia đình chúng ta có cách giáo dục chưa hợp lý hoặc sai lầm. Đó là nguy cơ cho con cái chúng ta và cho chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả khó lường. Chúng ta gieo cho trẻ tính ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta và với mọi người khác. Nếu được truyền bá đạo lý bao dung độ lượng, vị tha thì nó   sẽ được trả lại chính những điều tốt lành đó cho chúng ta và cho xã hội. Quy luật nhân quả rất nghiệt ngã và tàn nhẫn có từ muôn thuở. Ví dụ: nhiều bậc phụ huynh đã dạy con rằng: “tiền có thể mua được tất cả”, “có tiền là có tất cả” vì thế họ hướng con cái họ lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp cả tình phụ tử, huyết thống. Vì thế mọi quan hệ đều đặt dứơi đồng tiền. Thật đáng tiếc, bởi: “tiền là mục đích của những kẻ ngu ngốc, là phương tiện đối với những người thông minh’’.

          Cha mẹ, ai chẳng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để là người có ích cho gia đình, và xã hội. Cha mẹ không phải ai cũng có năng lực, kiến thức để giáo dục con cái. Đó là một thực tế ở bất kỳ xã hội nào. Vì vậy, các thầy cô giáo  trong nhà trường có thể giúp chúng ta: giáo dục nhân sinh quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ (Chúng tôi muốn nói đến những người thầy mẫu mực). Tôi cho rằng, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà  còn là nơi  truyền bá  thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ. Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho con cái chúng ta nên người.

          Gia đình quyết định nhân cách, Nhà trường quyết định kiến thức của con cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người.

          Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi trưởng thành, để chúng:

-       Biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, “ăn quả nhớ người trồng cây’’; có trách nhiệm, bổn phận với bản thân, cha mẹ dòng họ, bà con lối xóm…

-       Tạo dựng cho trẻ biết: tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời biết tự lập và không ỷ lại.

-       Biết tránh xa mọi thói xấu: không bon chen, đố kỵ. (Khi mình kém bạn thì phải biết phấn đấu để vượt lên mà không nên  dùng thủ thuật để “dìm’’ bạn xuống).

Trong học tập cha mẹ cần:

-       Tạo mọi điều kiện (trong hoàn cảnh cho phép) cho mục tiêu học tập: phương tiện học tập, thời gian học tập.

-       Trao đổi về phương pháp học tập.

-       Kiểm tra, đôn đốc, lúc cương, lúc nhu.

-       Giữ mối liên lạc giữa gia đình với nhà trường.

 Vơi tư cách là một phụ huynh, tôi xin cám ơn ban lãnh đạo nhà trường có một số quan điểm đúng mức trong đánh giá lực học của học sinh – không quá chạy theo ‘’bệnh thành tích’’. Có như vậy mới thể hiện sự công bằng  và  nghiêm minh  trong sự nghiệp “trồng người’’. Cám ơn cô giáo chủ nhiệm lớp 11A1 bởi cô là người có kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục, theo dõi chặt chẽ đến từng điểm số, tác phong, hành vi của học sinh. Cô nghiêm khắc nhưng bao dung. Chúng tôi gửi gắm con cháu cảm thấy yên lòng.

Thành Vinh

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác: